X
Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng là 03 nhóm đất được quy định tại Luật Đất đai 2013. Cùng với đó, các quy định về việc sở hữu bất động sản nhà ở cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Hiện nay, Luật đất đai 2013 chưa có định nghĩa cụ thể về 3 nhóm đất trên, tuy nhiên luật này đã liệt kê đầy đủ những loại đất của từng nhóm.
Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể nhưng có thể tạm hiểu, đất nông nghiệp hay còn gọi là đất canh tác hoặc đất trồng trọt là loại đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông thôn
Nhóm đất này bao gồm các loại:
Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Đất để xây dựng nhà ở, công trình là một loại đất phi nông nghiệp phổ biến
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
Theo Khoản 3 Điều 10 Luật đất đai, đất chưa sử dụng hiểu một cách đơn giản là các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Đất chưa sử dụng, chưa có kế hoạch khai thác
Bất động sản hiểu đơn giản là những tài sản không di dời đi được bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
Khái niệm bất động sản đã khá quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên khi hỏi đến đất ở và bất động sản nhà ở là gì, nhiều người chưa đưa ra được khái niệm chính xác.
Theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được ký hiệu là OTC. Cũng theo thông tư này, đất ở được chia thành 2 loại: đất ở đô thị (ODT) và đất ở nông thôn (ONT).
Bất động sản nhà ở bao gồm 3 dạng thường gặp:
Căn hộ, nhà ở, đất nền được gọi chung là bất động sản nhà ở
Về đặc điểm pháp lý, bất động sản nhà ở có 3 đặc điểm chung như sau:
1. Chủ sở hữu có quyền được sở hữu lâu dài đối với căn hộ và tài sản gắn liền với đất;
2. Được sử dụng lâu dài đối với tài sản là đất;
3. Có thể đăng ký hộ khẩu thường trú (HKTT), tạm trú (hay còn gọi là phát sinh đơn vị ở).
Trên đây là những thông tin cơ bản về bất động sản nhà ở nói riêng và các loại hình bất động sản tại Việt Nam nói chung.
Quyền sở hữu lâu dài và sử dụng lâu dài bất động sản nhà ở được quy định trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Các loại giấy tờ này còn được gọi với cái tên phổ biến là sổ đỏ và sổ hồng.
Sổ đỏ và sổ hồng hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).